1. Tủ mát bị đóng tuyết là hiện tượng gì?
Tủ mát bị đóng tuyết là hiện tượng trong khoang tủ xuất hiện những lớp băng, mảng tuyết trắng bám vào thành tủ hoặc bám vào thực phẩm. Độ dày của tuyết sẽ ngày càng tăng lên nếu người dùng không để ý hoặc không rã đông loại bỏ. Lúc này, tủ chứa sẽ bị mất một phần không gian lưu trữ, đồng thời làm giảm năng suất hoạt động.
Nguyên nhân tủ mát đóng đá do tủ đã bị hao mòn hoặc do người dùng sử dụng sai cách. Việc này cần được phát hiện và khắc phục sớm, tránh gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị cũng như thực phẩm được bảo quản bên trong.
Tuyết trắng bám vào thực phẩm và thành tủ
2. Tổng hợp 10 nguyên nhân tủ mát đóng tuyết thường gặp
Sau đây là 10 nguyên nhân chính gây tủ mát bị đóng đá kèm cách khắc phục hiệu quả:
2.1 Do tủ mát đang bị cài đặt ở nhiệt độ quá thấp
- Nguyên nhân: Người dùng cài đặt nhiệt độ tủ quá thấp trong khi bảo quản quá ít thực phẩm bên trong tủ.
- Cách khắc phục: Bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ cao hơn từ 1 đến 2 mức so với mức nhiệt hiện tại. Nếu thấy tủ mát vẫn bị đóng đá thì bạn nên liên hệ đơn vị chuyên nghiệp tới kiểm tra và khắc phục hiệu quả.
2.2 Quá tải thực phẩm hoặc sắp xếp sai cách
- Nguyên nhân: Do bạn bảo quản quá tải thực phẩm hoặc xếp chồng chúng lên nhau, khiến hơi lạnh trong tủ không được lưu thông đều dẫn đến hiện tượng tủ bị đóng tuyết, nhất là lượng thực phẩm ở gần quạt thông gió.
- Cách khắc phục: Bạn hãy sắp xếp lại thực phẩm trong tủ, hạn chế xếp chồng chất thực phẩm lên nhau. Đảm bảo thực phẩm tránh vị trí quạt thông gió để khí lạnh được lưu thông đều trong khoang tủ.
Hạn chế xếp chồng chất thực phẩm bên trong tủ
2.3 Do cửa tủ bị hở hoặc gioăng cửa bị hỏng
- Nguyên nhân: Cửa tủ bị hở do bạn không đóng kín sau khi sử dụng hoặc do gioăng cửa tủ bị nứt nẻ, khiến hơi lạnh thất thoát ra ngoài. Lúc này, không khí bên ngoài lọt vào trong tạo ra sự chênh lệch lớn về nhiệt độ, xảy ra hiện tượng đọng nước trên bề mặt và tạo thành các mảng tuyết bám vào thành tủ.
- Cách khắc phục: Bạn hãy đóng kín cửa tủ sau mỗi lần sử dụng, nếu vấn đề ở gioăng cửa thì hãy dùng máy sấy tóc sấy nóng để gioăng đàn hồi trở lại. Nếu đã áp dụng các biện pháp vừa rồi nhưng vẫn không khắc phục được vấn đề, thì bạn nên liên hệ đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp để được kiểm tra và thay gioăng tủ.
2.4 Lỗ thoát nước bị bít, tắc
- Nguyên nhân: Lỗ thoát nước của tủ mát (bộ phận xả nước thừa, cặn bẩn) bị bít tắc do lâu ngày không được vệ sinh, bám nhiều bụi bẩn bên trong.
- Cách khắc phục: Bạn hãy sử dụng vật nhọn để loại bỏ phần bụi bẩn bên trong lỗ thoát nước. Nếu lỗ thoát nước bị bít tắc nghiêm trọng và không thể tự xử lý thì bạn nên liên hệ đơn vị chuyên nghiệp đến kiểm tra và vệ sinh, làm sạch.
Liên hệ đơn vị sửa chữa khi lỗ thoát nước tủ mát bị tắc
2.5 Cuộn dây ngưng tụ của tủ bị bẩn
- Nguyên nhân: Cuộn dây ngưng tụ (bộ phận làm lạnh và thực hiện quá trình trao đổi nhiệt, biến chất lỏng thành chất rắn) bám bẩn, gây bít tắc và ngăn cản quá trình làm lạnh diễn ra.
- Cách khắc phục: Bạn hãy vệ sinh cuộn dây ngưng tụ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không biết cách vệ sinh thì bạn nên liên hệ đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ, không nên tự ý khắc phục sẽ gây hỏng hoặc ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này.
2.6 Không vệ sinh, bảo trì tủ thường xuyên
- Nguyên nhân: Tủ mát không được vệ sinh, bảo trì định kỳ sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn, rác thải trong khoang tủ và hao mòn hệ thống linh kiện.
- Cách khắc phục: Vệ sinh nhẹ nhàng bề mặt tủ bằng dung dịch chuyên dụng và khăn mềm. Để hiệu quả hơn, bạn nên đưa tủ mát đi bảo dưỡng, thay thế linh kiện tại nhà sản xuất, hoặc liên hệ đơn vị chuyên nghiệp đến vệ sinh.
Bảo trì định kỳ giúp tăng tuổi thọ cho tủ mát
2.7 Cảm biến tủ bị lỗi đã biến tủ mát thành tủ đông
- Nguyên nhân: Cảm biến bị lỗi khiến bộ điều chỉnh bị hỏng, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tủ khiến tủ không tự kiểm soát được nhiệt độ bên trong.
- Cách khắc phục: Đây là một trong những lỗi khá phức tạp, khó có thể tự xử lý nên bạn hãy liên hệ đơn vị sửa chữa có chuyên môn để được hỗ trợ nhanh chóng.
2.8 Hệ thống làm lạnh của tủ bị hỏng
- Nguyên nhân: Hệ thống làm lạnh của tủ mát đã hết gas hoặc gặp vấn đề liên quan đến lượng khí gas. Trường hợp này thường gặp ở tủ mát, tủ lạnh, tủ đông cũ hoặc đã sử dụng một thời gian dài nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng.
- Cách khắc phục: Đây là vấn đề không thể tự khắc phục, bạn nên liên hệ nhà sản xuất hoặc tìm đơn vị có kinh nghiệm để bơm hoặc thay gas cho tủ.
Bổ sung gas cho tủ mát đảm bảo hiệu quả làm lạnh
2.9 Do van tiết lưu của tủ có vấn đề
- Nguyên nhân: Van tiết lưu (bộ phận điều tiết lượng khí lạnh để tủ làm mát hiệu quả) bị trục trặc sẽ xảy ra hiện tượng tạo lượng không khí dư thừa vào tủ mát, khiến nhiệt độ bên trong giảm dần và ngăn mát đóng đá.
- Cách khắc phục: Trường hợp này là một trong những lỗi khó và quá trình xử lý khá phức tạp, vì vậy bạn hãy liên hệ đơn vị sửa chữa chuyên nghiệp tới khảo sát và hỗ trợ.
2.10 Một số lỗi kỹ thuật khác khiến tủ mát đóng đá
Một số nguyên nhân khác có thể xảy ra khiến tủ mát đóng đá, bạn đọc có thể tham khảo như: Cửa gió vào dàn lạnh bị kẹt, rơ-le cảm biến bị hỏng, sò lạnh không thông mạch, điện trở gia nhiệt bị đứt… Trong trường hợp bạn không tự tìm lỗi và xử lý thì hãy tìm kiếm đơn vị hỗ trợ sửa chữa, tránh các rủi ro về điện có thể nguy hiểm đến bản thân và sản phẩm.
Rút nguồn điện trước khi kiểm tra lỗi tủ mát
3. Tủ mát đóng đá sẽ gây ra những hậu quả gì?
Sau đây là những hậu quả nếu tủ mát có hiện tượng đóng đá kéo dài:
3.1 Hao tốn điện năng tiêu thụ
Lớp băng tuyết ngày càng dày sẽ cản trở khả năng truyền nhiệt, tỏa nhiệt từ bộ phận quạt gió phả ra. Hệ thống gia nhiệt phải tăng cường khả năng làm lạnh để duy trì nhiệt độ bên trong tủ. Việc này dẫn tới hậu quả tiêu tốn điện năng và hoá đơn tiền điện của bạn sẽ tăng lên đáng kể.
3.2 Ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm bảo quản
Thực phẩm như rau xanh, hoa quả, các loại sữa.. chỉ có thể bảo quản ở một mức nhiệt độ nhất định. Nếu bạn để chúng trong tủ mát với mức nhiệt quá thấp, không phù hợp thì chúng sẽ bị đóng đá và hỏng hoặc mất đi chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, những thực phẩm không nhận được hơi lạnh cũng có nguy cơ bị hỏng nhanh hơn.
Rau xanh, hoa quả cần được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp
3.3 Suy giảm tuổi thọ của tủ
Tình trạng tủ mát đóng đá diễn ra trong thời gian dài mà không được khắc phục sẽ khiến hệ thống linh kiện như máy nén, dàn lạnh.. phải làm việc quá tải gây giảm tuổi thọ của tủ. Điều này không những ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng của bạn mà còn hao tốn chi phí khi tủ mát bị hao mòn quá nhanh.
4. Hướng dẫn 3 bước kiểm tra và xử lý tình trạng tủ mát bị đóng tuyết nhanh chóng
Sau đây là quy trình 3 bước kiểm tra và xử lý tình trạng tủ mát đóng tuyết nhanh chóng có thể hữu ích đối với bạn:
Bước 1: Kiểm tra lại nhiệt độ cài đặt của tủ
Trước tiên, bạn nên kiểm tra nhiệt độ của tủ mát qua nút cài đặt nhiệt độ hoặc bảng mạch điều khiển trong trường hợp tủ đột nhiên bị đóng đá. Bạn hãy điều chỉnh lại bằng cách tăng nhiệt độ lên 1 – 2 mức. Nếu thấy tủ vẫn đóng đá thì bạn hãy theo dõi các bước tiếp theo.
Điều chỉnh lại nhiệt độ cho tủ mát
Bước 2: Xả đá cho tủ mát
Bạn hãy rút nguồn điện, đem hết các khay đá, thực phẩm ra ngoài sau đó thực hiện xả đá cho tủ mát. Lấy một ca nước nóng đặt vào khoang tủ, hơi nước bốc lên từ ca nước nóng sẽ giúp quá trình rã đông diễn ra nhanh hơn. Bạn hãy chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để hứng phần tuyết tan và vệ sinh tủ sau khi rã đông bằng dung dịch chuyên dụng cùng với khăn mềm.
Bước 3: Sắp xếp lại thực phẩm cho hợp lý
Sau khi đã rã đông và vệ sinh tủ sạch sẽ, bạn hãy đưa lại khay đá và thực phẩm vào lại tủ. Lúc này tủ đã khô ráo, bạn hãy kết nối lại nguồn điện và tiếp tục sử dụng như bình thường.
Đưa thực phẩm về lại tủ và tiếp tục sử dụng sau khi đã vệ sinh
5. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tủ mát không đóng tuyết
Việc lựa chọn một chiếc tủ mát không đóng tuyết sẽ giúp bạn an tâm trong quá trình bảo quản và dự trữ thực phẩm, hạn chế tối đa tình trạng hư hỏng. Cụ thể:
- Các mẫu tủ mát hiện đại tích hợp công nghệ không đóng tuyết: Tủ được cấu tạo từ 3 bộ phận chính đó là bộ đếm thời gian, cuộn dây nhiệt và bộ cảm biến nhiệt. Cứ sau 6 tiếng hoạt động, bộ đếm thời gian sẽ kích hoạt cuộn dây nhiệt hoạt động, lượng nhiệt này sẽ làm tan chảy lớp tuyết bám chặt ở các cuộn dây làm lạnh. Bộ cảm biến sẽ nhận biết và giảm nhiệt độ xuống mức 0 độ C khi lớp tuyết đóng lại được làm tan chảy hết. Lúc này dây nhiệt sẽ tự động tắt chế độ làm nóng đồng thời dây lại tiếp tục cung cấp hơi lạnh cho tủ.
- Có không gian dự trữ thực phẩm lớn: Lớp tuyết dày sẽ làm giảm dung tích và không gian chứa của tủ. Bạn hoàn toàn có thể bảo quản nhiều thực phẩm hơn trong một chiếc tủ mát rộng rãi.
- Tiết kiệm điện năng: Lớp băng đá tích tụ sẽ khiến tủ phải gia tăng nhiệt độ để làm lạnh, khiến máy nén, dàn lạnh phải liên tục làm lạnh, gây tiêu tốn điện năng tiêu thụ.
- Bảo quản thực phẩm tốt: Khoang tủ rộng rãi sẽ tạo điều kiện tốt để hơi lạnh luân chuyển đều cả đến các thực phẩm ở xa. Từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến thực phẩm và người sử dụng.
- Tiết kiệm thời gian và dễ dàng vệ sinh: Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để dọn dẹp thường xuyên như tủ mát đóng tuyết, hay phải rã đông để loại bỏ lớp băng đá dày cộm, hôi tanh. Với các dòng tủ mát thông minh, bạn chỉ cần lau chùi bụi bẩn bằng khăn mềm để duy trì vẻ ngoài sáng bóng, sạch đẹp của thiết bị.
Tủ mát không đóng tuyết giúp tiết kiệm điện năng tối đa
Trên đây là những thông tin mà Fushimavina muốn gửi đến bạn về chủ đề tủ mát bị đóng tuyết. Hy vọng bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử lý các vấn đề về tủ mát, nếu có câu hỏi hãy để lại bên dưới để được giải đáp nhé!