Hướng dẫn vệ sinh tủ cấp đông với 9 bước đơn giản và hiệu quả

Để vệ sinh tủ đông tại nhà, bạn cần chuẩn bị dụng cụ vệ sinh và một số lưu ý trong quá trình thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân. Trong bài viết này, Fushimavina sẽ chia sẻ quy trình 9 bước vệ sinh hiệu quả, nhanh chóng!

1. Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh tủ đông

Một số dụng cụ bạn cần chuẩn bị để thực hiện cách vệ sinh tủ đông bị đông tuyết, đó là:

  • Vải khô (2-3 miếng) hoặc mút mềm
  • Nước rửa chén (hoặc dung dịch chuyên dụng), giấm, chanh.
  • Chậu, thau để hứng nước
  • Bàn chải đánh răng cũ..

Lưu ý: Không sử dụng xăng, dầu hoặc các chất tẩy rửa mạnh để thay thế dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho tủ đông. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất liệu của thiết bị, gây bào mòn, han gỉ hoặc làm mất màu của tủ.

Các Dụng Cụ Cần Chuẩn Bị Trước Khi Tiến Hành Vệ Sinh

Chuẩn bị dụng cụ cần thiết trước khi vệ sinh tủ

2. Hướng dẫn 9 bước vệ sinh tủ đông đơn giản tại nhà

Sau đây cùng Fushimavina tìm hiểu 9 bước hướng dẫn vệ sinh tủ đông đơn giản, hiệu quả tại nhà mà không cần liên hệ đơn vị chuyên nghiệp:

Bước 1: Ngắt kết nối nguồn điện với tủ đông

Trước khi tiến hành vệ sinh tủ lạnh đúng cách hay kiểm tra thiết bị, bạn hãy ngắt nguồn điện của tủ. Việc này sẽ đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt quá trình vệ sinh tủ, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí điện năng.

Bước 2: Lấy hết các thực phẩm bảo quản ra ngoài

Tiếp theo, bạn hãy lấy hết đồ đang lưu trữ trong tủ ra ngoài, tiện thể loại bỏ những thực phẩm hỏng hoặc đã hết hạn sử dụng. Bạn cần chuẩn bị thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt để bảo quản tạm thời lượng thực phẩm này trong thời gian chờ tủ vệ sinh xong.

Lấy Hết Các Thực Phẩm Bảo Quản Ra Ngoài

Lấy thực phẩm ra ngoài để vệ sinh tủ

Bước 3: Tháo hết các khay, kệ bên trong tủ và tiến hành làm sạch

Các khay đựng bên trong tủ bao gồm nan, giá, khay đá có thể tháo rời và làm sạch. Bạn hãy tiến hành tháo tất cả các bộ phận này ra sau đó vệ sinh như sau:

  • Trộn vài giọt nước rửa chén với nước sau đó dùng miếng bọt biển để rửa sạch các bộ phận này giống như cách bạn vẫn rửa chén bát thông thường. Sau đó xả sạch chúng dưới vòi nước cho đến khi loại bỏ hết bọt xà phòng và không còn cảm giác nhờn dính.
  • Lau khô nan, giá, khay đá bằng vải mềm hoặc để chúng khô tự nhiên trước khi lắp trở lại vào tủ đông. Bước này khá quan trọng, nếu các bộ phận này chưa khô hẳn thì những giọt nước còn sót lại có thể tạo thành những hạt băng gây ảnh hưởng đến chức năng của tủ.

Bước 4: Mở hết cửa tủ để rã đông

Bạn hãy mở cửa tủ từ 15 – 30 phút, đảm bảo không có bất kỳ đồ vật nào đặt gần tủ lúc rã đông, tránh tình trạng tủ chảy nước ra sàn sẽ ướt lan sang các vật dụng xung quanh. Bạn có thể lựa chọn và áp dụng một trong những cách vệ sinh tủ đông đá sau đây:

  • Rã đông tự nhiên: Bạn sẽ chờ tuyết tan tự nhiên, đây là cách truyền thống để xả đá ở tủ đông. Cách này tuy an toàn nhưng lại mất khá nhiều thời gian, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh như mùa đông thì quá trình này có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.
  • Dùng quạt thổi trực tiếp vào khoang tủ: Giúp làm tan lớp băng đá nhanh chóng hơn. Cách này tương đối an toàn, lại giúp đẩy nhanh quá trình rã đông cho tủ, bạn chỉ cần bật một chiếc quạt và hướng thẳng vào tủ và chờ đá tan.
  • Đặt chậu nước nóng trong tủ: Bạn hãy chuẩn bị một chậu nước nóng đặt vào khoang tủ, nên lót một tấm vải dày bên dưới sau đó đặt chậu nước lên, tránh ảnh hưởng đến tủ đông. Hơi nóng từ chậu bốc lên và nhiệt độ tỏa ra sẽ làm tan lớp băng đá một cách hiệu quả.
  • Dùng máy sấy tóc: Bật máy sấy tóc và hướng lên trên một góc 45 độ để tránh nước từ băng tan bắn ngược trở lại máy sấy. Khi dùng cần tránh xa vũng nước, không hướng đầu máy sấy quá sát vào giàn ống xoắn hoặc thành tủ. Đối với lớp băng mỏng bạn nên hạ nhiệt độ của máy sấy, tránh làm tổn thương lớp nhựa của tủ đông.
  • Dùng vải nóng: Bạn hãy nhúng một chiếc giẻ vào nước thật nóng, nên dùng dụng cụ để gắp hoặc đeo găng tay tránh bị bỏng, sau đó đặt lên tảng băng đá bằng cách vừa giữ vừa chà vào tảng băng để tránh bị dính.
  • Dùng cây vét bột: Bạn hơ cây vét bột trên lửa nóng sau đó ép cây vét bột này vào tảng băng và chờ đến khi nó tan hẳn.

Mở Hết Cửa Tủ Để Rã Đông

Bật quạt để rã đông tủ nhanh hơn

Bước 5: Tiến hành vệ sinh sạch sẽ bên trong tủ

Bạn hãy bắt đầu vệ sinh tủ sạch sẽ sau khi rã đông bằng cách:

  • Dùng dung dịch nước rửa bát + chanh lau một lượt sau đó lau lại bằng khăn mềm để loạt bỏ xà phòng.
  • Dùng 1 ít giấm pha loãng với nước ấm (tỉ lệ 1 giấm + 3 nước) sau đó dùng khăn khô để lau lại.
  • Làm sạch phần gioăng và cánh cửa, tay nắm cửa một cách kỹ càng vì đây là những bộ phận thường bị đọng nước và thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài cũng như người sử dụng.

Bước 6: Chú ý vệ sinh lỗ thoát nước của tủ

Lỗ thoát nước của tủ đông là bộ phận giúp loại bỏ lượng nước dư thừa, cặn bẩn. Bạn hãy mở núm vặn để loại bỏ hết lượng nước này, sau đó vệ sinh bằng bàn chải đánh răng cũ hoặc các đồ vật nhỏ, nhọn có thể tiếp cận được.

Chú Ý Vệ Sinh Lỗ Thoát Nước Của Tủ

Vệ sinh lỗ thoát nước để loại bỏ cặn bẩn

Bước 7: Vệ sinh sạch sẽ phía bên ngoài tủ đông

Bạn cần thấm một miếng vải sạch với giấm và lau chùi bên ngoài tủ đối với tủ đông có mặt ngoài làm bằng inox hoặc nhựa. Còn tủ đông mặt kính thì bạn chỉ cần dùng khăn khô và nước lau kính là có thể làm sạch một cách dễ dàng.

Bước 8: Gắn lại các khay, kệ vào đúng vị trí và kết nối nguồn điện

Bạn hãy gắn các khay, kệ đã khô hoàn toàn trở lại vị trí trong tủ. Sau đó cắm nguồn điện để tủ hoạt động trở lại, nhớ chờ 1 tiếng để tủ bắt đầu có hơi lạnh.

Bước 9: Sắp xếp lại thực phẩm vào tủ

Khi tủ đã có hơi lạnh, bạn hãy sắp xếp toàn bộ thực phẩm trở về tủ một cách gọn gàng, ngăn nắp. Tránh xếp chồng chất lên nhau và tránh che mất lỗ thông gió để hơi lạnh được luân chuyển đều trong khoang chứa..

Sắp Xếp Lại Thực Phẩm Vào Tủ

Sắp xếp thực phẩm ngăn nắp trở lại tủ

3. Chú ý an toàn cả trước và sau khi vệ sinh tủ cấp đông

Một số lưu ý để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tránh gây ảnh hưởng tới thiết bị khi vệ sinh tủ cấp đông như:

  • Trước khi vệ sinh: Việc đầu tiên bạn cần làm đó là rút nguồn điện để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và tiết kiệm chi phí điện năng.
  • Trong quá trình rã đông: Bạn tránh để nước dính vào dây điện, điều này có khả năng gây giật điện khi bạn cắm tủ trở lại.
  • Sau khi vệ sinh xong: Cắm dây nguồn trở lại, kiểm tra xem dây nguồn có bị xoắn, vặn hay đứt gãy gì không để khắc phục kịp thời.

Chú Ý An Toàn Cả Trước Và Sau Khi Vệ Sinh Tủ

Luôn rút dây nguồn khi vệ sinh, kiểm tra tủ đông

4. Tại sao phải vệ sinh tủ đông thường xuyên?

Sau đây cùng Fushimavina tìm hiểu lý do tại sao cần vệ sinh tủ cấp đông thường xuyên và những hậu quả khi bạn không vệ sinh tủ định kỳ:

4.1 Ưu điểm của việc vệ sinh tủ đông định kỳ

Một số ưu điểm của việc vệ sinh tủ cấp đông thường xuyên (từ 2 – 3 tháng/lần), có thể kể đến như:

  • Tăng tuổi thọ của thiết bị: Tủ được vệ sinh sẽ hạn chế các lỗi về bụi bẩn, đông đá gây cản trở khả năng làm lạnh, giảm khả năng mắc lỗi về linh kiện hay linh kiện bị bào mòn.
  • Tiết kiệm chi phí điện năng: Tủ đóng đá dày sẽ gây cản trở luồng khí lạnh phả ra, lúc này máy nén phải hoạt động liên tục để gia tăng khả năng làm lạnh gây hao tốn điện năng tiêu thụ.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tủ đông là thiết bị giúp bạn dự trữ và bảo quản thực phẩm. Khi thực phẩm được bảo quản trong môi trường sạch sẽ sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  • Giúp tủ hoạt động hiệu quả: Tủ được vệ sinh định kỳ sẽ duy trì được sự sạch sẽ, không bị đóng đá hay bám tuyết vào các bộ phận quan trọng, giúp tủ vận hành đúng chức năng của nó.
  • Tránh những rủi ro về điện: Việc không vệ sinh sẽ khiến tủ không được phát hiện sớm những trục trặc bên trong, từ đó gây ra những rủi ro về điện, gây ảnh hưởng đến thiết bị và người dùng.
  • Hạn chế mùi hôi khó chịu: Tủ không được vệ sinh sẽ tích tụ chất bẩn và mùi hôi của thực phẩm bảo quản lâu ngày. Vì vậy, việc vệ sinh định kỳ sẽ loại bỏ những mùi khó chịu này.

4.2 Hậu quả khi không vệ sinh tủ thường xuyên

Hậu quả của việc không vệ sinh tủ định kỳ đó là:

  • Tích tụ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh: Nếu quá lâu không được làm sạch, tủ đông sẽ phát sinh các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được. Tiềm ẩn nguy cơ gây đau bụng, buồn nôn, ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
  • Chất bẩn bám chặt và khó vệ sinh: Việc làm sạch trở nên khó khăn hơn khi vết bẩn khô cứng lại, đồng thời gây mất thẩm mỹ.
  • Giảm tuổi thọ của tủ đông: Tủ phải làm lạnh liên tục sẽ dẫn tới quá tải, hệ thống linh kiện quan trọng như máy nén, dàn lạnh phải gia tăng nhiệt dẫn tới nhanh bị bào mòn.
  • Hao tốn chi phí điện: Lớp băng đá tích tụ bên trong tủ không được rã đông, điều này gây mất diện tích trong khoang chứa và khiến tủ phải gia tăng khả năng làm lạnh gây tốn chi phí điện năng.
  • Tiềm ẩn những rủi ro, nguy hiểm về điện: Tủ lâu không được kiểm tra, vệ sinh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về điện.
  • Tủ phát ra mùi hôi thối mỗi khi mở: Thực phẩm bị bỏ quên quá lâu sẽ phát ra mùi khó chịu, nếu bạn tiếp tục sử dụng có thể gây hại tới sức khoẻ.

Hậu Quả Khi Không Vệ Sinh Tủ Thường Xuyên

Vệ sinh tủ đông định kỳ giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị

Trên đây là những thông tin Fushimavina đã tổng hợp về chủ đề vệ sinh tủ đông. Hy vọng bạn đã nắm được các bước vệ sinh tủ một cách hiệu quả, nếu cần hỗ trợ giải đáp thêm câu hỏi hãy để lại ở phần bình luận bên dưới nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *